anti ddos
  1. Thành viên Diễn đàn IDichvuSEO chung tay cùng cả nước đẩy lùi dịch Sars-CoV2. Hạn chế ra ngoài, đeo khẩu trang đúng cách, giữ khoảng cách với người khác, vệ sinh nhà cửa, rửa tay thường xuyên, khai báo y tế khi có biểu hiện bệnh.
    Việt Nam quyết thắng đại dịch!
    Dismiss Notice

Hướng dẫn cách triển khai Event Schema cho website

Thảo luận trong 'Thủ thuật SEO' bắt đầu bởi feng, 16 Tháng tám 2không vào được bet365_địa chỉ liên kết bet365_ làm thế nào để tạo một tài khoản bet36519.

Lượt xem: 339

  1. feng

    feng Thành viên

    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    36
    Sự xuất hiện của Schema Event giúp website nổi bật hơn, chiếm diện tích nhiều hơn trên Google Search. Chính vì thế rất nhiều Webmaster/SEOer muốn áp dụng schema sự kiện vào website của mình. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách thêm loại schema này vào website của mình. Và thêm như thế nào để đáp ứng được các tiêu chuẩn của Google đề ra để không bị phạt là điều cần quan tâm. Bài viết ngày hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách thêm Schema Event vào website một cách nhanh chóng. Áp dụng cho cả website wordpress cũng như là website code tay bằng PHP hoặc Asp.

    Schema Event là gì?

    Event Schema là một loại dữ liệu có cấu trúc được Google và các bên tìm kiếm khác như Bing, Yahoo và Yandex nghiên cứu. Schema event sẽ hiển thị những sự kiện sẽ được tổ chức trong tương lai. Bao gồm các thông tin như tên sự kiện, thời gian diễn ra sự kiện, địa điểm diễn ra sự kiện… Chúng là một trong số các loại schema như Sản phẩm, FAQ, bài viết, công thức nấu ăn, review…


    Các bạn có thể đọc thêm thông tin về Schema Event tại https://schema.org/Event hoặc hướng dẫn của Google https://developers.google.com/search/docs/data-types/event nhé.

    Tác dụng của Schema Event

    Schema nói chung và loại Event schema nói riêng giúp Google hiểu website của các bạn hơn. Việc chủ động khai báo những thuộc tính liên quan sẽ giúp Google index website bạn nhanh hơn. Các bạn tưởng tượng khi đến 1 cái kho với vô số loại vật liệu có thông tin khác nhau sẽ rất là rối. Khi đó nếu có được 1 bản danh sách liệt kê đầy đủ những loại vật liệu khác nhau sẽ giúp quản lý kho dễ hơn. Thuận tiện hơn cho người quản lý và tìm kiếm.

    tac-dung-cua-schema-event.png
    Chiếm nhiều vị trí hơn trên bảng tìm kiếm Google. Tăng tỉ lệ click, CTR trên site. Qua đó giúp dễ dàng tăng thứ hạng từ khóa

    Giúp Google hiểu website của bạn hơn

    Schema Event cũng vậy, sự xuất hiện của chúng giúp Google nắm bắt được những Event/sự kiện liên quan tới website và dịch vụ của doanh nghiệp của bạn. Khi đó sẽ không mất thời gian để tự thu thập những thông tin trên website nữa. Và từ đó có thể nâng cao thứ hạng tìm kiếm.

    Giúp Google index nhanh hơn

    Việc có thể hiểu website của webmaster tốt hơn sẽ làm cho Google Index nhanh hơn. Việc nắm rõ được các thông tin trên website, bao gồm các thông tin sự kiện sẽ khiến nội dung nhanh được index. Tăng sức mạnh của website một cách tốt nhất. Tăng lợi thế cạnh tranh từ khóa.

    Nổi bật trên Google làm tăng CTR

    Với việc nổi bật 3 link trên Google thì nó cũng gần giống như 1 cái “site link”. Giúp nổi bật hơn trên bộ máy tìm kiếm. Hơn nữa, việc chiếm diện tích nhiều hơn trên Google cũng là 1 lợi thế để tăng tỉ lệ CTR. Từ đó giúp tăng khả năng lên top từ khóa hơn.

    Giúp khách hàng nắm bắt sự kiện tốt hơn

    Nếu như website của bạn có đăng tải những dịch vụ của công ty, tổ chức của các bạn thì sẽ rất thuận lợi để khách hàng biết tới. Và như thế sẽ tăng khả năng thành công hơn khi tổ chức các sự kiện liên quan.

    Chú ý điều gì với sự kiện dữ liệu có cấu trúc?

    Event Schema nói riêng và những loại dữ liệu có cấu trúc khác cần tuân thủ theo nguyên tắc của Google. Chúng bao gồm các nguyên tắc về quản trị, nguyên tắc nội dung và nguyên tắc chung về dữ liệu có cấu trúc.

    Nguyên tắc kỹ thuật của Event Schema

    Trang được đánh dấu là sự kiện cần có các dữ liệu của các sự kiện được yêu cầu trên Schema.org. Hiểu đơn giản là các đoạn mã cần có đầy đủ những thuộc tính mà loại cấu trúc dữ liệu này yêu cầu. Bao gồm các thông tin như tên sự kiện, ngày diễn ra và kết thúc cũng như địa điểm cụ thể. Một số thông tin khác có thể có hoặc không?

    Mỗi một sự kiện phải có 1 trang để giới thiệu và riêng biệt với những trang khác. Và đoạn mã schema này cần được đánh dấu trên trang đó. Nghĩa là để giới thiệu sự kiện nào đó diễn ra cần tạo cho chúng 1 url riêng. Và trên đó có đầy đủ thông tin liên quan tới sự kiện.

    Nguyên tắc về nội dung của Schema Event

    Sự kiện cần nêu rõ các trường bắt buộc nhưtên sự kiện, ngày diễn ra và kết thúc cũng như địa điểm cụ thể. Nếu thiếu các thông tin này thì coi như đoạn schema đó sẽ bị lỗi.

    Không nên đánh dấu những loại thông tin không mang tính chất sự kiện. Chúng có thể được liệt kê một số loại ví dụ sau đây.

    • Không lạm dụng sự kiện schema để quảng cáo. Ví dụ như các loại dịch vụ bán hàng, dịch vụ du lịch…
    • Không lạm dụng để quảng cáo các mã giảm giá, các ưu đãi.
    • Phân biệt rõ giờ làm việc và giờ sự kiện khác nhau. Không nên nhầm lẫn đánh dấu các khung giờ làm việc là khung giờ sự kiện.
    Nếu như sự kiện của bạn diễn ra trong nhiều ngày và có vé riêng biệt. Google sẽ cung cấp các thuộc tính riêng để bạn khai báo.

    Nguyên tắc quản trị website chung

    Đây là nguyên tắc chung của Google đối với quản trị website. Các chủ website cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chí này nhằm tránh Google phạt. Một số nguyên tắc được Google liệt kê dưới đây. Cụ thể các bạn có thể đọc bài viết các nguyên tắc quản trị website của Google dưới đây.

    • Tránh nội dung được tạo tự động.
    • Chuyển hướng lừa đảo người dùng.
    • Lạm dụng đoạn mã cấu trúc dữ liệu
    • ….
    Hiểu nôm na tức là làm web với nội dung cho người dùng không phải cho Google. Không lừa dối người dùng với bất kỳ lý do nào.

    Cách thêm schema sự kiện vào website

    Có nhiều cách để thêm schema sự kiện vào website của các bạn. Bao gồm các website wordpress hoặc website được code tay bằng php hoặc Asp. Tùy theo nhu cầu sử dụng của mình mà lựa chọn cách thêm phù hợp nhất.

    Có thể lựa chọn các loại đánh dấu dữ liệu bằng JSON -LD ( Google khuyến khích) hoặc Microdata hoặc RDFa.

    Đánh dấu dữ liệu sự kiện trong webmaster tool

    Đây là cách sử dụng dễ dàng nhất đối với những ai không biết code. Có thể áp dụng cách thêm schema vào website bằng cách này cực kỳ đơn giản. Sử dụng tool đánh dấu dữ liệu từ Google được cung cấp miễn phí trong Webmaster Tool bản cũ.

    • Ưu điểm nhanh gọn gàng dành cho ai không biết code. Chính xác theo chuẩn Google khỏi sợ khai báo sai.
    • Nhược điểm : trang đánh dấu cần có đầy đủ thông tin, thuộc tính yêu cầu. Ví dụ trên trang cần có đầy đủ các text, ảnh, video… mà loại event yêu cầu.
    Cụ thể ta làm như sau.

    Truy cập vào đường dẫn sau https://www.google.com/webmasters/tools/data-highlighter

    them-schema-event-vao-website-1-icon.jpg
    Truy cập vào đường dẫn và bắt đầu đánh dấu.

    them-schema-event-vao-website-2-icon.jpg
    Dòng trên lựa chọn URL cần đánh dấu. Phần dưới lựa chọn loại schema tương ứng. Cụ thể ở đây chính event/sự kiện.

    them-schema-event-vao-website-6.png
    Nếu đánh dấu nhiều trang tương tự nhau thì chọn dòng trên. Tức là chức năng này đánh dấu cho nhiều trang chỉ cần 1 lần. Dòng dưới chỉ đánh dấu cho 1 URL duy nhất.



    them-schema-event-vao-website-3-icon.jpg.jpg
    Bôi đen trường thông tin mà bạn muốn đánh dấu. Cụ thể các trường bắt buộc là tên sự kiện, ngày bắt đầu kết thúc và địa điểm, vị trí cụ thể. Các thông tin khác không bắt buộc bạn có thể đánh dấu hoặc không. Khi đã đánh dấu đầy đủ sự kiện thêm các trường bên tay phải thì có thể hoàn thành đánh dấu. Sau đó bấm nút xuất bản ở nút bên phải phía trên cùng màu đỏ.

    Truy cập đường dẫn sau để test https://search.google.com/structured-data/testing-tool

    test-du-lieu-co-cau-truc.png
    Nhập đường dẫn/URL mà bạn muốn kiếm tra xem đã thêm được event schema vào hay chưa.

    test-du-lieu-co-cau-truc-1.png
    Khi thấy nó liệt kê như hình đánh dấu là đã được cập nhật. Những cảnh báo trong ảnh chỉ là mình chưa điền đầy đủ các trường mà thôi. Bạn cứ điền đầy đủ là sẽ không bị cảnh báo nhé.

    Dùng plugin Schema Pro
    Schema Pro là một plugin thêm schema vào website cực kỳ mạnh mẽ. Nếu ai đã từng sử dụng plugin này rồi có thể sử dụng để thêm schema event vào website của mình Nếu bạn nào chưa biết cách sử dụng schema chung thì có thể xem thêm tại đây.

    them-schem-event-bang-schema-pro-plugin-1-1.png
    Vào giao diện Schema Pro chọn Add New để thêm mới 1 loại schema

    them-schem-event-bang-schema-pro-plugin-2-1.png
    Lựa chọn Event Schema trong các loại schema plugin này hỗ trợ

    them-schem-event-bang-schema-pro-plugin-3-1.png
    Lựa chọn dòng cuối cùng để đánh dấu cho 1 URL cụ thể. Với schema Event thì chúng ta sẽ đánh dấu 3 URL nhé. Sau khi đã chọn dòng cuối cùng thì bên dưới chỉ cần lựa chọn link cần đánh dấu mà thôi.

    them-schem-event-bang-schema-pro-plugin-6-1-1024x856.png
    Chúng ta tiến hành cài đặt như mình đã hướng dẫn nhé. Mục nào có dấu * là trường bắt buộc cần phải có thông tin nhé!

    Sau khi đã cài đặt và update thành công chúng ta tiếp tục ra test schema tại link https://search.google.com/structured-data/testing-tool?hl=vi

    Chúng ta sẽ đánh dấu Schema event vào 3 link nên chỉ cần test 3 link đó là xong nhé!

    Tự tạo mã và thêm vào website
    Nếu như với những bạn chưa có plugin schema pro hoặc không thích cách thêm schema vào website như ở cách 1 có thể dùng cách này. Sử dụng 1 đoạn mã schema và tự chèn vào code web của mình. Có thể chèn ở header hoặc footer cũng được nhé. Google khuyên không nên chèn cùng với nội dung các bác ạ!

    Truy cập đường dẫn https://hallanalysis.com/json-ld-generator/ và lựa chọn loại schema sự kiện.

    theme-schema-event-bang-cach-chen-code-vao-website.png
    Với schema Event có rất nhiều loại hỗ trợ khác nhau. Tùy theo của các bạn là event gì mà chọn nhé. Nếu không thì chọn chung chung cái đầu tiên. Kể sơ sơ qua cho các bạn theo từ trên xuống dưới nhé event chung, event kinh doanh, event cho trẻ em, event kịch, nhạc, giáo dục, festival, đồ ăn…

    theme-schema-event-bang-cach-chen-code-vao-website-1.png
    Điền các tường như mình đã gợi ý với những trường đó nhé. Chú ý trường ngày bắt đầu và kết thúc cứ để năm sau nhé. Như thế sẽ lâu phải sửa code lại. Còn nếu là event thực sự thì cứ để đúng thời gian nhé.

    theme-schema-event-bang-cach-chen-code-vao-website-2.png
    Khi đã có đầy đủ các trường thì tiến hành copy đoạn code này và bỏ vào header của link sự kiện nhé. Hiển thị được 3 sự kiện thì copy đoạn code vào 3 link khác nhau.

    Để thêm vào từng URL website cụ thể với wordpress có thể sử dụng plugin Header and Footer Code Manager. Hướng dẫn sử dụng thì nó giống với đoạn này nhé. Đây là hướng dẫn bên bài thêm schema FAQ vào website.

    Thêm schema Event bằng Rankmath SEO Plugin
    Rankmath Plugin là một plugin cực kỳ mạnh mẽ. Chúng có thể dễ dàng tùy biến nhiều kiểu dữ liệu có cấu trúc hơn so với Yoast SEO. Nếu ai chưa biết cách sử dụng cài đặt có thể xem thêm tại đây nhé.

    Cấu hình Rankmath plugin


    Cấu hình Yoast SEO


    So sánh Ranmath vs Yoast SEO

    them-schema-event-vao-website-su-dung-plugin-rankmath-1.png
    Sau khi đã cài đặt plugin Rankmath thì các bạn vào bài viết và chọn tới phần Rich Snippet và cài đặt như mình hướng dẫn.

    them-schema-event-vao-website-su-dung-plugin-rankmath-2.png
    Lựa chọn loại event mà các bạn cần. Sau đó điền đầy đủ các trường như hướng dẫn.

    them-schema-event-vao-website-su-dung-plugin-rankmath-4.png
    Cài đặt các thuộc tính tùy theo event của bạn là loại gì? Nếu là dạng chung chung thì có 1 số trường sẽ không phải điền nhé. Cài đặt tại hình ảnh này chỉ áp dụng với event dạng biểu diễn.

    Sau khi thêm event schema vào website thì hãy nhớ sử dụng công cụ test schema để xem nó đã được chưa? Nếu đã thành công và không báo lỗi gì hãy tiến hành submit với Google để nó index. Sau khoảng 2-3 ngày là nó sẽ update trong webmaster tool phiên bản mới nhé!

    Trên đây là các cách thêm schema event vào website của mình một cách tốt nhất. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà lựa chọn cách thêm phù hợp. Nếu vẫn còn chưa biết cách hoặc còn gì thắc mắc hãy comment xuống bên dưới để anh em cùng thảo luận nhé.

    Nguồn bài viết https://ctvlazada.club/them-schema-event-vao-website/
     
    hoaitmanager and ledoangiang like this.
  2. Schema Event lẫn FAQPage gần đây khá bị lạm dụng. Mục đích của đa số SEOer là hiển thị sitelinks chứ không phải là tạo event. Và guide trên là sai mẫu Schema chuẩn nha, có thể hiển thị được 3 sitelinks hay ko ko rõ nhưng làm vậy không đúng đâu. Rất ngại những người không hiểu mà đi hướng dẫn. Dùng tools cũng rất tiện nhưng nên biết code mới giải thích rõ ràng được.
     
    idvquoc thích bài này.
  3. thietbisaonam

    thietbisaonam Thành viên

    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    27
  4. hoaitmanager

    hoaitmanager Thành viên

    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    1không vào được bet365_địa chỉ liên kết bet365_ làm thế nào để tạo một tài khoản bet365
    Cảm ơn anh Phong Thần Thánh, bài viết dài và chi tiết quá.
     
  5. hyvongmoi

    hyvongmoi Thành viên tích cực

    Bài viết:
    424
    Đã được thích:
    76
    Tác dụng của Schema Event giúp web nổi bật thì không phải bàn rồi, quan trọng là không phải ai cũng biết cách thiết lập cả, bài viết tuy dài nhưng rất chi tiết giúp nhiều bạn mới vào nghề cũng có thể làm được
     
  6. ChoVayTienNhanh

    ChoVayTienNhanh Thành viên nhiệt tình

    Bài viết:
    679
    Đã được thích:
    88
    Nhiều khả năng Bác dùng WP với Plugins Schema pro cho lành, chứ ngồi đó mà code theo cấu trúc khai báo khá oải trên site site code tay ạ! Chưa kể lỗi phải đi hỏi thêm github mới đạt mục tiêu nhé!
     

Chia sẻ trang này